
Thay đổi hình thức khen thưởng, kỷ luật học sinh, nên hay không?
Vấn đề hôm nay - 12/09/2020 08:30 Ngọc Anh
Nỗi bất an của người già Có nên bỏ điểm học bạ khi xét tốt nghiệp THPT? Từ ngày 15/10, bán bia cho người dưới 18 tuổi bị phạt bao nhiêu tiền? |
![]() |
Trong dự thảo Thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một điểm mới đáng chú ý là việc bỏ quy định buộc thôi học với học sinh. Ảnh minh họa. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo Thông tư khen thưởng, kỷ luật học sinh thay thế thông tư trước đây. Về khen thưởng, dự thảo Thông tư vẫn để các hình thức quen thuộc như tuyên dương trước lớp, trước toàn trường hay tặng giấy khen.
Đáng chú ý là lần đầu tiên sau 30 năm không còn hình thức kỷ luật học sinh như buộc thôi học và cảnh cáo học sinh trước lớp, trước trường.
Theo đó, Thông tư này sẽ khuyến khích các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực đối với học sinh mắc khuyết điểm.
Cụ thể, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi, nhà trường xem xét thực hiện những hình thức kỷ luật khác như khiển trách; cảnh cáo; tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng đối với học sinh vi phạm.
Trước đó, theo Thông tư 08 năm 1988, hình thức kỷ luật cao nhất là “đuổi học một năm”. Trong khi đó, trong dự thảo Thông tư mới đã thay thế thành “tạm dừng học tập trên lớp” với mức tối đa giảm xuống còn hai tuần đối với những vi phạm như đánh nhau có tổ chức, sử dụng vũ khí gây thương tích nặng cho người khác; xâm phạm nhân phẩm, thân thể của giáo viên, học sinh khác…
Đặc biệt, trong thời gian nhận hình thức kỷ luật này, học sinh có thể thực hiện kế hoạch giáo dục tại nhà trường, gia đình hoặc cộng đồng dân cư dưới sự giám sát, hỗ trợ của cán bộ, giáo viên được phân công và gia đình học sinh.
Sau khi hết thời hạn tạm dừng học tập trên lớp, học sinh phải giải trình về kết quả rèn luyện của bản thân trong thời gian bị kỷ luật và đề xuất kế hoạch tu dưỡng, rèn luyện của bản thân trong thời gian tới. Việc học sinh có được tiếp tục học tập trên lớp sẽ được Hiệu trưởng xem xét và quyết định. Tuy nhiên, nếu học sinh chưa tiến bộ, không thực hiện đầy đủ các biện pháp giáo dục của nhà trường và gia đình, Hiệu trưởng họp hội đồng kỷ luật để xem xét, tiếp tục áp dụng hình thức tạm dừng học tập trên lớp lần tiếp theo.
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là thay đổi lớn trong việc khen thưởng, kỷ luật học sinh, đồng thời bảo đảm được tính nhân văn và giáo dục.
Trong khi đó, có người lại cho rằng học sinh khi phạm lỗi thường không nhận thức hết được vấn đề nên việc buộc thôi học hoặc tạm dừng học tập sẽ làm các em mất cơ hội sửa chữa. Tuy nhiên cũng cần có sự phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh để tìm ra những giải pháp và hình thức xử lý nhân văn, tạo cơ hội để học sinh sửa sai.
Còn bạn thấy thế nào?
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 12/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 28,6 triệu, hơn 918 nghìn người ... |
![]() Trong khi hàng trăm doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc bị tác động của dịch Covid- 19 buộc phải đóng cửa hoặc cho công ... |
![]() Một số người đăng tin có nhà trọ cho thuê và tuyển dụng để "đùa chơi", khiến nhiều người điêu đứng. Người công nhân ... |
Tin cùng chuyên mục

Vấn đề hôm nay - 18/01/2021 12:56
Dán tem chứng nhận “đào rừng” dân trồng có giải quyết được tận gốc?
Một số tỉnh miền núi phía Bắc vừa qua có đề xuất về việc dán tem truy xuất nguồn gốc của cây đào. Điều này được nhiều người tranh luận, đặc biệt là việc có giải quyết được tận gốc của vấn đề phân biệt rõ ràng giữa đào rừng với đào trồng, giúp người dân thuận lợi trong việc bán đào vào dịp Tết Nguyên đán.

Vấn đề hôm nay - 17/01/2021 19:36
Để người dân đón Tết an toàn
Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề. Để người dân đón Tết an toàn, nhiều cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang nỗ lực ngày đêm nhằm phòng, chống dịch Covid-19, ngăn chặn tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép.

Vấn đề hôm nay - 11/01/2021 18:14
Kêu gọi du khách không mua hàng của trẻ em: Khó khăn vẫn còn đó?
Trong những ngày rét buốt ở miền Bắc, nhiều người bất ngờ khi thấy những đứa trẻ chỉ mới vài ba tuổi ở Sa Pa phải ra đường để bán hàng, xin tiền. Việc kêu gọi du khách không mua hàng của trẻ em là một quyết định đã thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng có giải quyết được những khó khăn còn tồn tại?

Vấn đề hôm nay - 06/01/2021 13:54
Vượt biên trái phép để về quê “ăn Tết”, có chấp nhận được không?
Trong những ngày gần đây, lực lượng chức năng ở một số tỉnh đã phát hiện nhiều người nhập cảnh trái phép qua biên giới để về nước “ăn Tết”. Điều này đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là khi Tết Nguyên đán 2021 đang cận kề.

Vấn đề hôm nay - 05/01/2021 08:10
Sa Pa kêu gọi không mua hàng rong của trẻ em
Đoạn clip kêu gọi du khách không cho tiền hay mua hàng rong từ trẻ em ở Sa Pa mới đây nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Nhiều người cho rằng đây là cách làm hay để bảo vệ trẻ khỏi việc bị người lớn trục lợi.

Vấn đề hôm nay - 04/01/2021 17:25
Đề nghị thu hồi xe cũ nát, có nên không?
Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề nghị Hà Nội và TP HCM tiến hành thu hồi và loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường. Thông tin này đang được nhiều người dân quan tâm.
Tin nổi bật CUOCSONGANTOAN
- VinFast Lux A2.0 ‘vượt mặt’ Toyota Camry trong tầm giá xe 1 tỷ đồng
- Để đoàn viên, người lao động biết tên, biết mặt và đồng hành với cán bộ công đoàn
- Tin đồn quanh nhạc sĩ Trần Tiến và những “cái chết”trên mạng
- “Tiền này em sẽ để dành mua áo quần mới gửi về quê cho con mặc Tết”
- Chính thức ra đời tập đoàn ô tô lớn thứ tư thế giới